GỖ LAMINATE LÀ GÌ?
Với xu hướng nội thất phong cách hiện đại và sang trọng như hiện nay thì gỗ laminate đang là bề mặt vật liệu gỗ công nghiệp chiếm ưu thế trên thị trường. Vậy Laminate là gì? Bề mặt Laminate có ưu điểm gì nổi bật hơn so với các bề mặt gỗ khác?
1. Laminate là gì?
Bề mặt Laminate có tính thẩm mỹ và độ bền cao nên được ứng dụng trong rất nhiều sản phẩm nội thất hiện đại. Thoạt nhìn khá giống với bề mặt Melamine nhưng bề mặt Laminate dày hơn, có khả năng chịu nhiệt tốt hơn, chống lại các tác hại hóa chất hay các loại tác động vật lý cao. Thêm vào đó là sự đa dạng về màu sắc cũng như hình thái khiến cho bề mặt Laminate rất được ưa chuộng.
1.1 Gỗ laminate là gì?
Gỗ Laminate thực chất không phải là một loại gỗ như mọi người vẫn thường nghĩ, không có loại gỗ nào tên Laminate.
Nói chính xác hơn thì đây là một loại gỗ công nghiệp sử dụng bề mặt Laminate
1.2 Chất liệu laminate là gì?
Laminate là một chất liệu nhựa tổng hợp cao cấp, có tên gọi là Formica. Tên khoa học là High-pressure Laminate (HPL).
Chất liệu này giúp sản phẩm có nhiều tính năng vượt trội như chống trầy xước, chịu va đập, chịu nhiệt, chịu ăn mòn, chịu tàn thuốc, chống mối mọt và vi khuẩn, chống tĩnh điện…
Tấm Laminate chủ yếu được phủ lên các cốt gỗ Ván dăm, Ván mịn (MDF), ván HDF làm tăng tính thẩm mỹ cho nội thất gỗ và đạt hiệu quả cao trong việc duy trì độ bền lâu.
Hiện nay, Laminate có dòng post forming để ép dán vào các sản phẩm gỗ uốn cong hay hình dáng phức tạp, mang lại vẻ đẹp duyên dáng và nghệ thuật trong thiết kế.
1.3 Ván laminate là gì?
Là một ván gỗ công nghiệp được phủ bề mặt bằng tấm Laminate.
Cốt ván thường dùng là ván MDF, ván dăm hoặc ván HDF, có thể chọn tấm lõi xanh chống ẩm hoặc loại thường.
Ván Laminate có bề mặt đa dạng về màu sắc, hình thái và vân gỗ tương tự như tấm MFC nhưng bề mặt Laminate có độ dày hơn và độ bền cao hơn.
Tấm Laminate loại phổ thông thường có độ dày từ 0.5 đến 1mm, riêng với tấm Laminate uốn cong thì độ dày thường là 0,5mm. Dòng High Gloss – HG đơn sắc có độ dày 0.92mm
Ván Laminate thích hợp với không gian kiến trúc mang phong cách hiện đại, tạo nét sang trọng trong thiết kế nội thất gỗ
2. Cấu tạo bề mặt gỗ Laminate
Về tổng thể, cấu tạo tấm gỗ Laminate bao gồm 3 lớp được chế tạo theo công nghệ HPL (High Pressure Laminate):
Lớp Overlay
Là một lớp được làm từ cellulose tinh khiết, phủ trên cùng bề mặt giấy trang trí, tạo độ sáng bóng và độ cứng thích hợp. Lớp Overlay tạo cho bề mặt khả năng chống trầy xước, chống va đập, chống các tác động của hóa chất, bảo vệ bề mặt khỏi sự xâm nhập của các vi khuẩn và mối mọt, không bị phai màu, không thấm nước và dễ vệ sinh lau chùi.
Lớp Decorative paper
Đây là lớp giấy trang trí tạo bề mặt cho tấm Laminate. Lớp giấy được nhúng keo Melamine. Sau khi nhúng keo, lớp giấy trang trí và lớp Overlay được ép dưới nhiệt độ và áp suất cao, khiến cho lớp Overlay nóng chảy, dính chặt vào giấy phim định hình giúp giữ màu sắc của tấm Laminate luôn ổn định.
Lớp Kraft Papers
Phần này cũng chính là lớp dưới cùng của bề mặt. Lớp Kraft gồm nhiều lớp giấy được nén chặt với nhau dưới nhiệt độ cao tạo nên độ dày cho bề mặt Laminate. Lớp Kraft có được làm chủ yếu từ chất liệu bột giấy và các chất phụ gia, có tính chất dai, thô và bền bỉ. Các lớp giấy được nhà sản xuất điều chỉnh tăng giảm để có độ dày phù hợp với yêu cầu về thiết kế.
3. Các loại bề mặt Laminate
Trên thị trường hiện nay, tấm Laminate có 2 loại cơ bản
Loại tấm thường có độ dày 0,5; 0,7 và 0,92mm
Loại tấm post-forming có độ dày 0,5mm có thể uốn cong
Ngoài ra, trong bộ sưu tập Catania Laminates của Aline Việt Namcó bề mặt Laminate High Gloss – HG đơn sắc với độ dày 0.92mm, có thể ứng dụng trong nội thất cao cấp với màu sắc vô cùng ấn tượng.
4. Đặc điểm của bề mặt Laminate
4.1 Ưu điểm
Bề mặt Laminate có tính thẩm mỹ cao, màu sắc đa dạng, ngoài những màu trơn còn có cả màu kim loại, màu ánh nhũ.
Bề mặt film của tấm vật liệu vô cùng phong phú như các vân gỗ tự nhiên, vân sần, vân nổi, vân đá…
Dòng post forming dẻo dai, có thể uốn cong để tạo hình cho nhiều đồ nội thất như quầy, kệ…
Bề mặt có tính năng chống xước, chống phai màu, chống các tác động từ hóa chất, giúp lưu giữ vẻ đẹp của nội thất lâu dài.
Có khả năng chịu nhiệt tốt, chịu va đập cũng như các tác động vật lí cực cao, giúp duy trì tuổi thọ của sản phẩm.
Dễ dàng thi công, tạo hình và lắp ghép.
4.2 Nhược điểm
Giá thành khá cao
Yêu cầu kỹ thuật keo dán hiện đại: Để gia công bề mặt Laminate, các nhà sản xuất cần thực hiện bằng dây chuyền phủ bề mặt 3 trục lăn sử dụng keo PUR. Đây là dây chuyền sử dụng công nghệ ép nguội thích hợp với các tấm bề mặt dạng mỏng/ dạng tờ như nhôm, acrylic, màng PVC… ép gia công trên bề mặt ván gỗ công nghiệp, đặc biệt là gỗ nhựa.
5. Ứng dụng của bề mặt gỗ Laminate
Nhờ ưu điểm vượt trội mà bề mặt Laminate được ứng dụng phổ biến không chỉ ở sản phẩm nội thất, ngoại thất, mà còn được sử dụng cho nhiều lĩnh vực khác.
Tủ bếp Laminate: Mang phong cách sang trọng, tối giản, tạo cảm giác kết nối không gian và hài hòa ánh sáng của gian bếp.
Ảnh ép Laminate: Tranh ảnh được ép ván gỗ Laminate làm tôn lên màu sắc cũng như đường nét của bức hình, giúp bảo vệ tranh ảnh không bị mối mọt, hư hại hay phai màu. Không những thế, ảnh ép Laminate còn trông rất nghệ thuật.
Cửa gỗ laminate: Những chiếc cửa gỗ Laminate có bề mặt vân gỗ tự nhiên bắt mắt. Và hơn hết là những cánh cửa này có trọng lượng rất nhẹ, đóng mở tiện lợi, không bị cong vênh.
Sàn gỗ Laminate: Sàn Laminate là một thiết kế sáng tạo giúp điều chỉnh cảm quan không gian của ngôi nhà một cách thông minh. Bề mặt sáng và vân gỗ tự nhiên, tạo cảm giác thư thái, nhẹ nhàng. Hơn thế nữa, sàn gỗ Laminate dễ dàng lắp đặt cũng như tạo hình cho những diện tích phức tạp.
Miếng dán Laminate: Là một thiết kế tiện lợi và đơn giản, có thể dễ dàng sử dụng để trang trí các loại bề mặt với màu sắc đa dạng và họa tiết phong phú.
6. Giá tấm bề mặt Laminate
Giá thành tấm bề mặt Laminate khá ổn định, tùy thuộc vào màu sắc, hoa văn và độ dày mà có đôi chút chênh lệch.
So với bề mặt Melamine, giá bề mặt Laminate thường cao hơn từ vài chục đến vài trăm nghìn tùy độ dày.
Liên hệ với hotline 1900 636 668 để biết chi tiết giá bề mặt Laminate.
7. Lịch sử ra đời laminate
Vào năm 1992, hai người Mỹ là Daniel J.O’Conor và Herbert A.Faber đã nảy ra ý tưởng với mong muốn cứu lấy tài nguyên thiên nhiên trong thời điểm gỗ bị khai thác đến mức báo động. Chất liệu Laminate được họ phát minh và thành công ngay sau đó.
Dù ra đời muộn hơn các chất liệu nhựa khác nhưng Laminate đã chiếm lĩnh thị trường Châu Âu nhờ vào những tính năng tối ưu.
Laminate được xem như là cứu cánh cho nhân loại và đã mở ra một cánh cửa mới cho ngành nội thất hiện đại.
Trải qua thời gian dài Laminate vẫn luôn giữ được ưu thế và không ngừng phát triển cho đến bây giờ.
Hiện nay chất liệu này đã có mặt trên thị trường nội thất từ Tây sang Âu, và thịnh hành cả các nước Á Đông.
8. Cách bảo quản khi sử dụng tấm bề mặt laminate
Tấm bề mặt gỗ Laminate rất bền bỉ và dễ bảo quản, nhưng việc chăm sóc và gìn giữ là rất cần thiết để duy trì vẻ đẹp cũng như tuổi thọ của sản phẩm.
Khi lau chùi bạn nên vắt khăn ráo nước, tránh để nước đọng trên bề mặt và nên dùng khăn khô lau lại.
Bình hoa, tượng hay các đồ vật nên được lót miếng đệm để tránh trầy xước bề mặt
Đối với bề mặt sàn thì nên có thảm chùi chân ở lối ra vào để tránh đọng lại vết bẩn.
Khi dùng thuốc tẩy để cọ bề mặt phải đảm bảo rằng chất tẩy không còn dính trên bề mặt sau khi vệ sinh xong.
Nên dùng chất tẩy rửa ở dạng loãng và sử dụng khăn mềm để vệ sinh.
Hy vọng bài viết trên từ Kaizen Home có thể giúp bạn hiểu “gỗ Laminate là gì” cũng như nắm được ưu, nhược điểm và tính ứng dụng của chất liệu này. Tấm bề mặt gỗ Laminate không chỉ mang đến giá trị thẩm mỹ mà còn thể hiện đẳng cấp, sự sang trọng của không gian.