Sàn gỗ là một trong những vật liệu ảnh hưởng mạnh mẽ đến thị trường nội thất, luôn thể hiện vai trò và giá trị độc đáo của nó trong mỗi thiết kế, tạo sự tinh tế và nâng cao chất lượng cho người sử dụng.

Trong bài viết hôm nay Kaizen Home sẽ gửi đến quý khách hàng thông tin về sàn gỗ – hướng dẫn thi công và nghiệm thu sàn gỗ.

 

1. Những loại sàn gỗ trên thị trường

  Sàn gỗ tự nhiên Sàn gỗ Engineered Sàn gỗ công nghiệp
Khái niệm
  • Là sàn gỗ được làm hoàn toàn từ nguyên liệu gỗ tự nhiên. Khai thác những cây gỗ chất lượng với tuổi đời cao.
  • Tên gọi khác là sàn gỗ kỹ thuật. Được tạo thành bằng cách ghép 5 đến 9 lớp gỗ tự nhiên mỏng lại với nhau.
  • Lớp đầu tiên thông thường là các lớp gỗ tự nhiên mỏng, dày từ 2-5mm, tiếp theo là các lớp gỗ mềm, lớp đáy chống ẩm.
  • Bề mặt có thể sơn phủ PU hoặc lau dầu.
  • Là một sản phẩm sàn làm từ ván sợi bằng gỗ công nghiệp, gồm nhiều lớp được tạo ra bởi công nghệ ép dưới nhiệt độ và áp suất cực cao.
  • Bề mặt là lớp giấy vân trang trí với các vân gỗ được thiết kế sẵn, kết hợp với lớp chống xước melamine resins
  • Lớp lõi làm bằng gỗ công nghiệp tỷ trọng cao.
  • Lớp đế cân bằng làm từ vật liệu tổng hợp.
Ưu điểm
  • Rắn chắc, không xộp, không giòn.
  • Mang các đặc tính chống nước, ẩm, chịu lực tốt, có độ bền theo thời gian.
  • Với tùy thuộc loại cây được lựa chọn, sàn gỗ sẽ mang vẻ đẹp sang trọng và màu sắc tự nhiên riêng.
  • Màu không phai theo thời gian
  • Tránh được tình trạng gỗ co ngót, nứt nẻ, biến dạng của gỗ.
  • Lớp đáy của sàn gỗ kỹ thuật được cấu tạo từ nhiều lớp ván ép dưới áp suất cao tạo nên khối rắn chắc.
  • Hàm lượng formaldehyde rất thấp đảm bảo an toàn cho sức khoẻ của người tiêu dùng.
  • Màu sắc thiết kế đa dạng, phong phú.
  • Chống trầy xước, chống mài mòn cao.
  • Không co ngót, cong vênh.
  • Dễ lắp đặt, dễ vệ sinh.
  • Giá thành rẻ hơn.
Nhược điểm
  • Giá thành cao.
  • Thi công còn khó khăn.
  • Mẫu mã không đa dạng
  • Bảo quản, vệ sinh phức tạp
  • Tuổi thọ ngắn. Thích hợp để sử dụng từ vài năm đến 10 năm
  • Độ chịu lực kém hơn sàn gỗ tự nhiên, khả năng cải tạo và tái sử dụng hạn chế.
  • Không đảm bảo an toàn cho sức khỏe vì có thể sử dụng nhiều hóa chất trong quá trình sản xuất.
  • Độ bền thấp, chỉ sử dụng được một vài năm đã xuống cấp, hư hỏng.
Một số loại sàn gỗ
  • Sàn gỗ sồi trắng, sàn gỗ giáng hương, sàn gõ chiu liu
  • Lớp bề mặt: gỗ sồi, gỗ tần bì, gỗ, gỗ tếch…
  • Lớp đáy: gỗ cao su, gỗ tràm bông vàng…
  • Gỗ công nghiệp tỷ trọng cao HDF

 

Hình ảnh sàn gỗ tự nhiên

Hình ảnh sàn gỗ công nghiệp

2. Hướng dẫn thi công đúng cách

2.1 Lưu ý một số loại nền để lát sàn gỗ

– Nền vữa xi măng cát: nếu là vữa mới thì phải để đủ 28 ngày mới được lát. Nếu là vữa cũ, không còn đủ cường độ thì bắt buộc phải phá bỏ thay bằng vữa mới.

– Nếu bề mặt sàn đã lát gạch ceramic, đá tự nhiên, đá nhân tạo, gạch gốm phải kiểm tra độ dính kết với nền. Những viên bị bong tróc phải dán lại.

– Nếu bề mặt sàn đã lát ván nhân tạo phải kiểm tra chất lượng ván.

2.2 Sàn gỗ – Các bước thi công

Bước 1: Kiểm tra bề mặt ván sàn gỗ

    • Đảm bảo sàn khô, vệ sinh sạch sẽ.
    • Đây là bước đầu tiên, quan trọng, nếu không đảm bảo sẽ ảnh hưởng đến những bước tiếp theo.

Bước 2: Trải xốp lót PE

    • Tiến hành chia lớp xốp PE 3mm để lót dưới sàn trước khi thi công.
    • Trải đều nhau theo chiều rộng hoặc chiều dài của căn phòng, nối với nhau bởi băng keo dán.
    • Vai trò của lớp lót giúp sàn trở nên êm ái, không có tiếng động khi đi lại, hút ẩm, giảm tiếng ồn do khoảng trống bên dưới tạo nên.

Bước 3: Lắp đặt ván sàn gỗ tự nhiên

    • Những tấm ván sàn được ghép liên tục với nhau theo lần lượt từng hàng, những mối nối từ thanh này đến thanh kia sẽ được ghép so le nhau.
    • Đặt tấm gỗ thứ 2 nghiêng cạnh hồi hạ dần xuống sao cho khít với tấm thứ nhất, nhẹ nhàng đẩy tấm thứ 2 lại gần tấm thứ 1.
    • Sử dụng búa cao su đóng lại 2 tấm sao cho đều và đúng khớp sập. Và cứ thế tiếp tục cho các tấm ván gỗ khác cho đến khi kết thúc xong toàn bộ mặt sàn.

Bước 4: Lắp đặt phụ kiện sàn 

    • Phụ kiện gồm có ở chân tường để cố định mép của ván sàn không bị dịch chuyển, ép sàn sát với mặt nền đồng thời để che đi khe hở mép sàn và chân tường làm cho sàn gỗ có thẩm mĩ, mĩ quan hơn.

3. Hướng dẫn nghiệm thu đạt tiêu chuẩn

3.1 Sàn gỗ – một số tiêu chí khi nghiệm thu

    • Gỗ công nghiệp có đặc điểm nở ra sau khi tiếp xúc với môi trường, do gỗ hút ẩm trong không khí. Do đó mới cần phải để một khoảng hở giữa gỗ và tường nhà là khoảng 8 đến 10mm.
    • Căn hộ có diện tích rộng cần phải được ngắt mạch ngừng giữa các phòng để đảm bảo có khoảng hở cho gỗ giãn nở.
    • Chủng loại gỗ: Ván sàn được làm từ các loại gỗ nhóm I đến nhóm VI. Chiều dày từ 10-22mm, sai số ±0,2mm.
    • Không cho phép gỗ dác ở mặt trên nhưng cho phép gỗ dác bám ở một góc mặt dưới với bề rộng và bề dày của phần dác không lớn hơn 3 mm.
    • Không cho phép ngang thớ, chéo thớ.
    • Không cho phép tất cả các loại cong (hình cung, hình nhíp, lòng máng…) và vênh (xoắn vỏ đỗ…).
    • Bề mặt đã được vệ sinh sạch sẽ, không trầy xước.

3.2 Biên bản nghiệm thu thi công sàn gỗ

Là mẫu biên bản được lập ra để ghi chép về việc nghiệm thu sản gỗ.

Mẫu biên bản nghiệm thu sàn gỗ gồm những nội dung:

+ Thông tin các bên nghiệm thu

+ Nội dung nghiệm thu

Sau khi nghiệm thu hai bên thi công và phía khách hàng sẽ tiến hành làm biên bản nghiệm thu và hoàn tất công trình.