1. Gỗ ghép là gì ?

Gỗ ghép (hay còn gọi là gỗ ghép thanh) được sản xuất từ loại nguyên liệu chính là gỗ rừng trồng. Những thanh gỗ nhỏ đều được trải qua một quy trình xử lý hấp sấy trên dây chuyền công nghiệp hiện đại và khá nghiêm ngặt để loại bỏ được các thành tố làm hại đến gỗ như mối mọt, ẩm mốc. Sau đó gỗ được cưa, bào, phay, ghép, chà, ép, phủ sơn để tạo nên thành phẩm là gỗ ghép thanh nguyên tấm.

Hiện nay, khu vực có sản lượng gỗ ghép lớn nhất là ở Châu Âu với những cánh rừng nguyên sinh bạt ngàn, sau đó là Châu Á và Châu Mỹ. Ngoài ra tại Châu Á thì Nhật Bản được mệnh danh là đất nước có trình độ ghép gỗ xuất sắc nhất, chỉ cần tạo mộng mà không phải dùng tới keo kết dính.

2. Cấu tạo của gỗ ghép công nghiệp

Như đã giới thiệu ở trên, gỗ ghép thanh lấy nguyên liệu chính từ những thanh gỗ tư nhiên có kích thước nhỏ ghép lại với nhau để tạo nên thành phẩm là gỗ ghép công nghiệp (gỗ ghép thanh).

Các loại gỗ có thể tạo nên gỗ ghép thường là các loại gỗ có phi tiêu chuẩn như phần bìa bắp từ các phân xưởng, gỗ tận dụng hoặc gỗ có đường kính nhỏ, không dùng đóng đồ nội thất đơn lẻ.

Những thanh gỗ nhỏ như gỗ cao su, gỗ xoan, gỗ keo, gỗ quế, gỗ thông, gỗ tràm, gỗ trẩu thường được ghép lại với nhau thành tấm. Thường thì gỗ ghép có độ dày là 12mm hoặc 18mm. Ngoài ra để tăng thêm tính kết dính cho gỗ, người ta thường cho thêm keo Urea Formaldehyde (UF), Phenol Formaldehyde (PF) hay Polyvinyl Acetate (PVAC).

2.1 Ưu điểm của gỗ ghép

– Gỗ có sự đa dạng về mẫu mã, bề mặt đã được xử lý tốt nên có độ bền màu cao, có khả năng chịu xước và chịu va đập tốt.

– Không bị mối mọt, cong vênh như nhiều loại gỗ khác

– Giá thành của gỗ tự nhiên ghép thanh thấp hơn gỗ tự nhiên nguyên khối từ 20 – 30%.

– Độ bền của loại gỗ này không hề thua kém độ bền của gỗ tự nhiên nguyên khối nếu như các đơn vị sản xuất sử dụng các loại keo dán đảm bảo chất lượng.

– Vật liệu chủ yếu lấy từ rừng trồng nên có thể giải quyết đươc vấn đề cạn kiệt của gỗ tự nhiên.

2.2 Nhược điểm của gỗ ghép

Nhược điểm lớn nhất của loại gỗ ghép thanh công nghiệp này là trong cùng một tấm gỗ thì sự đồng đều về màu sắc và đường vân không cao.

2.3 Ứng dụng của gỗ ghép trong thực tế

Đối với xã hội đang ngày một phát triển như hiện nay thì gỗ ghép được sử dụng khá phổ biến ở khắp mọi nơi trên các tỉnh thành của Việt Nam. Gỗ ghép thanh được sử dụng làm đồ gỗ nội thất trong đời sống gia đình như:

– Thiết kế nội thất shop bán hàng, showroom trưng bày

– Sản xuất đồ nội thất gia đình, văn phòng

– Làm đồ nội thất ngoài trời (gỗ ghép có khả năng chống ẩm, mối mọt cao)

– Làm kệ sách, kệ treo tường

– Làm sàn gỗ gia đình và văn phòng

– Làm khung tranh

– Làm đồ thủ công mỹ nghệ

3. So sánh gỗ ghép thanh công nghiệp và gỗ MDF công nghiệp

Các tiêu chí Gỗ ghép thanh Gỗ MDF
Thành phần Gỗ tự nhiên, keo chuyên dụng Sợi gỗ, keo hoặc hóa chất tổng hợp
Chống cong vênh Tốt Tốt
Chống mối mọt, mốc Tốt Tốt
Chịu nước Tốt

Kém hơn

Giá thành Đắt hơn Rẻ hơn
Thời gian gia công Lâu hơn Nhanh hơn
Tính đa dạng Có thể dán veneer, Laminate, hoặc có thể phử sơn trên bề mặt Có thể dán veneer, Laminate, hoặc có thể phử sơn trên bề mặt

Bảng so sánh gỗ ghép và gỗ MDF công nghiệp

Dựa vào bảng so sánh trên, chúng ta có thể thấy được đặc điểm chung của gỗ ghép và gỗ MDF là sử dụng nguồn gỗ từ rừng trồng do đó sẽ không làm ảnh hưởng đến nguồn gỗ tự nhiên, góp phần bảo vệ môi trường tối ưu. 

4. Quy trình sản xuất gỗ ghép

Bước 1: Các loại gỗ sau khi được thu về sẽ trải qua công đoạn sơ chế bằng hệ thống máy móc, chia nhỏ gỗ thành những thanh theo đúng tiêu chuẩn.

Bước 2: Sau đó gỗ sẽ được đưa đến công đoạn tẩm sấy để loại bỏ một số thành tố gây hại như nấm mốc, mối mọt.

Bước 3: Dùng máy ép gỗ để ghép chặt các thanh gỗ với nhau theo kiểu ghép đã được cài đặt mặc định trước (có 4 kiểu ghép như ở trên).

Bước 4: Công đoạn ghép với nhau thành tấm lớn, xử lý bằng khô keo để có thể làm tăng độ kết dính.

Bước 5: Đưa gỗ vào máy chà nhám để có thể làm nhẵn bề mặt.

Bước 6: Gia công tạo sản phẩm hoàn thiện (phủ veneer, laminate hoặc phủ sơn bề mặt).

Đối với ngành công nghiệp ghép gỗ hiện nay thì có đến 4 cách ghép gỗ với nhau:

– Ghép gỗ song song: Tấm ván gồm nhiều thanh gỗ có cùng chiều dài, có thể khác chiều rộng, được ghép song song với nhau.

– Ghép mặt (ghép nối đầu, ghép finger): Tấm ván có nhiều thanh gỗ gắn ở 2 đầu được xẻ theo hình răng cưa, rồi ghép thành các thanh có chiều dài bằng nhau. Ghép song song các thanh gỗ lại với nhau. Chỉ thấy vết răng ghép trên bề mặt

​- Ghép cạnh: Tấm ván có nhiều thanh gỗ ngắn ở 2 đầu được xẻ theo hình răng lượt rồi ghép thành các thanh có chiều dài bằng nhau. Ghép song song các cạnh với nhau tương tự như ghép mặt.

– Ghép giác: Tấm ván có nhiều thanh gỗ ngắn ở 2 đầu được xẻ theo hình vẽ rồi ghép thành các thanh có chiều dài bằng nhau, sau đó ghép song song các thanh này với nhau

5. Những sản phẩm nội thất được làm từ gỗ ghép thanh

Tuy gỗ ghép có nhược điểm không đều màu và vân gỗ không được liên tiếp, nhưng gỗ ghép thanh vẫn được áp dụng cho nhiều mẫu thiết kế nội thất phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ giúp đem đến vẻ đẹp mộc mạc, tự nhiên nhất từ sự phối hợp ngẫu nhiên của những vân gỗ.

Bên cạnh đó, ván gỗ tự nhiên ghép cũng được nhiều gia chủ lựa chọn bởi giá thành tiết kiệm hơn gỗ tự nhiên nguyên khối. Bởi, nguồn nguyên liệu của gỗ tự nhiên nguyên khối luôn khan hiếm, đồng thời công xử lí gỗ sử dụng gỗ tự nhiên ghép cũng dễ hơn gỗ tự nhiên khối.

Như vậy chúng tôi vừa mang đến cho các bạn một số thông tin hữu ích về gỗ ghép (gỗ ghép thanh). Mong rằng với một số đặc tính và ưu điểm vượt trội mà chúng tôi đã nêu ra sẽ giúp các bạn có được sự lựa chọn chắc chắn về loại vật liệu để trang trí trong tổ ấm tương lai của mình nhé!