PHONG CÁCH THIẾT KẾ INDOCHINE
1. Phong cách Indochine
Năm 1858 dưới triều đại vua Tự Đức Nguyễn Phúc Hồng Nhậm, sau khi người Pháp đặt chân đến Việt Nam đã mang theo nền văn minh Tây phương vào mảnh đất ngàn năm văn vật này. Hệ quả tất yếu làm nảy sinh cuộc giao lưu tiếp biến văn hoá Việt – Pháp trong hầu khắp mọi lãnh vực từ đời sống xã hội đến khoa học kỹ thuật.
Khúc hoà quyện giữa hai nền văn hoá Đông – Tây đã khai sinh ra âm hưởng phong cách thiết kế Indochine hay còn gọi là phong cách Đông Dương đặc trưng vào thế kỷ XIX. Điều này tạo cơ hội cho phong cách thiết kế Việt Nam khoác trên mình diện mạo mới mang vẻ đẹp tân thời, bởi sự hoà quyện giữa nét cổ kính Đông phương và khí chất phóng khoáng, hiện đại Tây phương.
2. Phong cách Indochine
Khởi thuỷ tên gọi Indochie là sự kết hợp của từ “Indo” chỉ Ấn Độ (xuất phát từ từ “Indus” trong tiếng Latin) và “Chine” chỉ Trung Quốc. Phong cách thiết kế Indochine là một phong cách kết hợp giữa nhiều yếu tố của các nền văn hóa Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam, Lào và Campuchia.
Phong cách thiết kế Indochine được coi là một phong cách sang trọng và độc đáo. Nó kết hợp giữa những yếu tố tinh hoa truyền thống và hiện đại, tạo nên nét đặc trưng trong sinh khí thiết kế văn hoá Đông Dương.
3. Đặc điểm phong cách Indochine
- Màu sắc
Phong cách thiết kế Indochine được kết hợp bởi gam màu trung tính như trắng, đen và màu nâu. Trong cổ học Đông Phương, màu trắng biểu trưng cho sắc vóc tinh khiết, trang nhã và thanh lịch; màu đen toát lên khí chất quyền lực, độc đáo và huyền ẩn; màu nâu biểu trưng cho đất, thường được sử dụng nhầm kiến tạo không gian gần gũi với bổn thể tự nhiên và thổi hồn vào đó tinh thần ấm cúng và thân thiện.
Bên cạnh gam màu trung tính, sắc màu đậm cũng được kết hợp tinh tế vào phong cách thiết kế này như: màu đỏ, màu vàng, màu xanh lục… để tạo điểm nhấn cho không gian sống mát mẻ, phù hợp với thẩm mĩ Á-Đông, cũng như khí hậu nhiệt đới Việt Nam.
- Chất liệu và nội thất
Phong cách thiết kế Indochine thường sử dụng các chất liệu tự nhiên như gỗ, đá và tre để kiến tạo nên không gian sống gần gũi và tinh tế. Sở dĩ gần gũi bởi đây là những tặng vật sẳn có của tạo hoá đã được sử dụng khắp cõi hoàn cầu trong hàng ngàn năm qua, nó được xem là một trong những vật liệu cổ điển và truyền thống nhất.
+ Gỗ
- Tính chất: mềm, bền, chắc.
- Gỗ tao được cảm giác sang trọng và được ưa chuộng. Gỗ là vật liệu chính trong các công trình: hệ khung kết cấu và console của mái ngói, hệ thống cửa, lát sàn và trần nhà, trang thiết bị, chi tiết trang trí, tượng tròn, phù điêu,…
+ Tre
- Chống mối mọt, dẻo, độ bền cao.
- Trong phong cách Đông Dương, mây tre được sử dụng làm trang thiết bị, đồ trang trí, những tam vách ngắn (panel),… vì độ dẻo của nó dễ tao những hình mềm mại, đẹp. Những sản phẩm bằng tre rất được ưa chuộng trong văn hóa dân gian Việt Nam.
+ Gạch bông
- Có nguồn gốc từ Pháp, được làm bằng xi-măng, được trang trí bằng các motif hoa văn đơn giản, mềm mại, tinh tế và trang nhã. Gach bông đa dạng về màu sắc và mẫu mã sử dụng để lát nền, tạo nên vẻ sang trọng, sự ấn tượng và đầy tính nghệ thuật cho công trình. Đây là 1 nét đặc trưng riêng của phong cách Đông Dương trong nội thất.
- Gạch bông có độ bền cao, càng sử dụng càng sáng bóng, làm mát nhà trong mùa hè. Hiện nay, gạch bông đang bị thay thế bằng gỗ lát sàn.
- Hoạ văn
Các hoạ văn trong phong cách thiết kế Indochine mang tính tượng trưng cao, đơn giản nhưng tinh tế và bao hàm triết lý nhân sinh. Ví dụ hoạ tiết hồi văn gợi dáng nét chữ á (亞), chữ vạn (萬), chữ thập (卐), chữ công (工) biểu trưng cho ý nghĩa tinh thần mang lại sự phú quý, bình an và tài lộc cho gia chủ; hoạ tiết tĩnh vật như trái châu gắn liền với hình ảnh hai con rồng cách điệu ở hai đầu góc mái chùa chiền hoặc đền thờ; họa tiết hình chữ: Phúc, Lộc, Thọ, Hỷ, Vạn là yếu tố cầu may theo mong muốn của gia chủ; hoạ tiết khác như họa tiết: Cùng, Túc, Trúc, Mai và biểu tượng Bốn mùa: Tứ Quý hay Xuân, Ha, Thu, Đông đem lại sự lâu bền, may mắn, sung túc.
+ Họa tiết kỷ hà (có ảnh): gồm 3 nhóm chính: họa tiết mắc lưới, họa tiết vòng tròn, họa tiết hồi văn.
- Họa tiết mắc lưới hình thoi, dài ngắn khác nhau, canh thẳng, hơi cong nhẹ. Họa tiết mắc lưới lục giác giống vảy trên mai rùa. Họa tiết mắc lưới không đều. Họa tiết mắc lưới tam giác, có hình chữ nhân.
- Họa tiết vòng tròn hình đồng tiền vàng, 2 vòng tròn đồng tâm tao gò mép bên ngoài và trong các vòng tròn khác chia cắt vòng ngoài 4 phần, tạo tâm là 1 lỗ hình vuông. Họa tiết hoa thị, các vòng tròn cắt lẫn nhau và đi qua cùng một chỗ tạo ở tâm 1 ngôi sao 4 cánh. Họa tiết 2 vòng tròn, nhiều vòng liên kết với nhau.
- Họa tiết hồi văn, các chữ Hán-Việt gấp khúc vào nhau, bẻ gập lại, kéo dài ra, hoặc vuốt thon ngẫu hứng. Họa tiết hồi văn gợi các dáng chữ: chữ thập (亞), chữ vạn (卐, 萬 ), chữ công (工)…
+ Họa tiết hình chữ
- Họa tiết gồm các chữ Hán: Phúc, Lộc, Thọ, Hỷ, được cách điệu đơn giản, liền nét, theo đường kỷ hà, đan xen chồng lớp, nằm gọn trong 1 ô vuông hoặc tự do theo nét.
+ Họa tiết hình thú
- Họa tiết hoa lá, dây lá, quả.
- Họa tiết cách điệu từ những con vật theo quan niệm của ngưòi Việt cổ đem lai những điều may mắn, tốt lành. Họa tiết hình thú không đứng riêng rẽ mà kết hợp với những họa tiết hình kỷ hà, hồi văn, hình chữ.
- Họa tiết Tứ linh: Long, Lân, Qui, Phụng.
- Họa tiết hình con dơi, con cá, con cọp, con sư tử.
Nhìn chung, hoạ văn trong phong cách Indochine thường được sắp xếp đơn giản và đối xứng, tạo ra sự cân bằng và hài hòa trong thiết kế. Trong tổng thể, phong cách này mang đến sự thanh lịch, sang trọng và đặc trưng của các nền văn hóa Đông Nam Á, đồng thời cũng thể hiện sự sáng tạo và hiện đại trong thiết kế mang tinh thần Tây Phương.
- Nội thất, trang thiết bị
Các vật dụng nội thất, trang thiết bị được thiết kế đơn giản, tối giản hóa các chi tiết để tạo ra vẻ đẹp tinh tế và thanh lịch. Trong phong cách Indochine, bên cạnh các trang thiết bị của người Pháp thời gian đầu, có sự xuất hiện của những trang thiết bị thuần Việt như: phản, sập gụ, bình phong, đồ sơn mài,…
Hiện nay, những trang thiết bị sử dụng trong phong cách Đông Dương được tao hình và trang trí phù hợp với văn hóa, bản sắc Việt Nam. Những trang thiết bị này có đặc chung:
- Vật liệu tự nhiên: gỗ, mây tre.
- Trang thiết bị bằng vật liệu tự nhiên qua xử lý, tạo ra được sự thông thoáng, phù hợp với khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, nhiều hơi nước.
- Thể hiện được sự khéo léo và quan niệm thẩm mỹ riêng của thủ công mỹ nghệ Việt Nam, những trang thiết bị được cham trổ, xử lý bề mặt bằng tay 1 cách tài tình.
- Sự kết hợp tinh tế giữa văn hóa Đông- Tây. Trang thiết bị tiện nghi của người Pháp, kết hợp với những đặc thù của văn hóa bản địa: ghế sofa bằng tre và gỗ, đèn chum bằng sắt và đồng thay thế bằng đèn lồng tre,…
4. Tinh hoa văn hoá trong phong cách thiết kế Indochine
- Trật tự, đối xứng và yếu tố tâm linh trong phong cách thiết kế Indochine
Sắp đặt và bố trí trong công trình phải đối xứng theo 1 trục trung tâm, theo tôn ti trật tự và có đôi có cặp bởi sự ảnh hưởng từ tính trật tự luân lý của Nho gia và tính tôn nghiêm của Phật gia.
Ví dụ: Nhà ở, nơi thờ cúng các bậc vai vế trong nhà luôn phải là nơi trang trọng, trung tâm, bàn thờ luôn ở giữa nhà. Lục bình, ghế đẩu, câu đối đối xứng nhau.
- “Nước” trong phong cách thiết kế Indochine
Bên cạnh yếu tố mang tính âm để điều hoà cân bằng âm dương cho không gian kiết trúc, nước còn là yếu tố mang lai tiền bạc và vượn khí cho gia chủ. Các công trình thưòng chú trọng yếu tố nước, bố trí các hồ nước, tạo những dòng chảy trong sân vườn của công trình. Riêng các công trình nhỏ có các tiểu canh, hồ cá, chum vại đựng nước.
- Tính mềm mại, uyển chuyển trong phong cách thiết kế Indochine
Đường nét trong phong cách thiết kế Indochine thường hạn chế các góc cạnh như hình vuông, chữ nhật, tam giác… thay vào đó các đầu góc sẽ được bo tròn tạo nên sự mềm mại, uyển chuyển mà thanh thoát trong vẻ đẹp không gian sống. Điều này có thể thấy phong cách thiết kế này bị ảnh hưởng bởi tư tưởng triết học Đông Phương về sự biểu trưng của hình tròn – đó là hình của đất, của vũ trụ và biểu tượng luân hồi trong học thuyết Phật giáo.
- Tính cân bằng âm dương trong phong cách thiết kế Indochine
Các kiến trúc mang phong cách thiết kế Indochine thường tận dụng tối đa nguồn sáng mặt trời và có một cái hồ ở phía trước, ngày nay do điều kiện xây dựng không áp ứng người ta có thể thay bằng lu, chum, vại. Bởi trong nền văn hoá Á-Đông mặt trời biểu tượng cho tính dương hay “vạn vật sinh trưởng đều nhờ mặt trời”; còn hồ nước biểu tượng cho tính âm. Sự kết hợp này giúp cho ngôi nhà bảo đảm được tính cân bằng âm dương khí.
Ngoài ra, mỗi kiến trúc từ đền đài, cung điện, nhà ở hầu như đều có bức bình phong nhằm làm vật che chắn phong thủy, dùng để ngăn chặn những gì xui xẻo, cũng như thể hiện sự kính trọng đối với các vị thần, các vị gia tiên được thờ phụng trong nhà, trong đình, chùa,…
5. Một vài kiến trúc mang phong cách thiết kế Indochine tiêu biểu tại Việt Nam
5.1. Bảo tàng Louis Finot, nay là Bảo tàng lịch sử Việt Nam
Bảo tàng Louis Finot, nay là Bảo tàng lịch sử Việt Nam, thuộc trưòng Française d’Extrème- Orient, do hai kiến trúc sư C.Batteur và Ernest Hébrard xây dựng trong khoảng thời gian 1926- 1932. Bảo tàng Louis Finot là 1 đại diện lớn của phong cách kiến trúc Đông Dương giai đoạn đầu, là sự nỗ lực kết hợp các giá trị của nền kiến trúc Pháp với các giá trị kiến trúc bản địa.
(Hình ảnh) – Bảo tàng Louis Finot (1926-1932), Hà Nội, đại diện của phong cách kiến trúc Đông Dương
Bảo tàng Louis Finot là 1 trong những công trình đầu tiên xây dựng theo phong cách kiến trúc Indochine tại Việt Nam. Trong nội thất, kiến trúc sư đã sử dụng những yếu tố truyền thống để phù hợp với văn hóa ban địa. Nhưng, chỉ là phong cách triết trung Âu- Á và phảng phất những hình thái kiến trúc và nội thất Đông Dương giai đoan đầu.
Bảo tàng sử dụng những hoa văn, họa tiết trang trí truyền thống của Việt Nam: họa tiết kỷ hà, hoạt tiết hình chữ,… Những chi tiết diềm trần là sự kết hợp và pha trộn kiến trúc đền đài châu Âu và kết hợp họa tiết châu Á .
Những họa tiết kỷ hà trên vòm trần, mái nhà, chi tiết décor ở các hệ thống cửa.
Trong nội thất bảo tàng sử dụng hệ thống lấy sáng tự nhiên được kết hợp với hệ thống mái ngói chồng diêm. Ngoài ra, hệ thống thông gió cũng được kiến trúc sư tính toán và sắp đặt.
5.2. Bảo tàng Blanchard de la Brosse, nay là Bảo tàng Lịch sử Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh.
+ Bảo tàng này được xây dựng từ năm 1926- 1928 theo phong cách thiết kế Indochine, do kiến trúc sư ngưòi Pháp Delaval thiết kế, và hãng thầu Etablissements Lamorte Saigon thực hiện . Khi khởi xây (1926), công thự này định làm Bảo tàng Lúa gạo (Musée du Riz), sau là Bảo tàng Kinh Tế (Musée économique), nhưng cuối cùng là Bảo tàng Blanchard de la Brosse.
+ Năm 1970, Bảo tàng được xây dựng thêm phần phía sau một dãy nhà do kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng thiết kế.
(Hình ảnh bảo tàng)
Nội thất của công trình đậm tính chất duy lý thuần túy, phục vụ cho việc trưng bày các hiện vật trong bảo tàng. Yếu tố trang trí và các chi tiết décor rất đáng kể. Bảo tàng sử dụng gạch bông để lát nền, tạo được vẻ trang nhã cho sàn nhà với họa tiết đẹp.
Wow, wonderful blog layout! How long have you been blogging for? you make blogging look easy. The overall look of your site is great, as well as the content!