GỖ ÉP – NHỮNG KIẾN THỨC CẦN BIẾT
Gỗ ép được xem là một phát minh tuyệt vời thay thế cho gỗ tự nhiên đang ngày càng khan hiếm hiện nay. Mang đến những sản phẩm gỗ công nghiệp chất lượng cao cùng nhiều ưu điểm tốt nhưng giá cả thành rất phải chăng. Vậy gỗ ép là gì? Nội thất từ tấm gỗ ép có chất lượng như thế nào? Hãy để Kaizen Home cung cấp đến bạn những thông tin về loại vật liệu này giúp bạn hiểu rõ hơn qua bài viết dưới đây nhé!
1. Gỗ ép là gì?
Gỗ ép hay còn được biết đến là gỗ công nghiệp, là loại gỗ được sản xuất trên dây chuyền máy móc thiết bị hiện đại. Được kết hợp từ những nguyên vật liệu thừa, tái sinh được tận dụng từ gỗ tự nhiên, kết hợp cùng các loại keo kết dính và một số chất phụ gia.
Thành phần chính của gỗ ép công nghiệp là các loại vỏ bào, mùn cưa, dăm gỗ, sợi bột gỗ… được xếp chồng lên nhau tạo thành sản phẩm gỗ công nghiệp với độ dày đạt chuẩn. Đây là chất liệu có tính linh hoạt cao trong quá trình sử dụng tạo nhiều sản phẩm nội thất hiện đại.
2. Ưu nhược điểm trong quá trình sử dụng gỗ ép
2.1 Ưu điểm
Các dòng sản phẩm từ gỗ ép công nghiệp ngày càng trở nên phong phú và thông dụng với nhiều ưu điểm nổi bật phải kể đến như:
-
- Hạn chế tình trang cong vênh: Vì là gỗ ép công nghiệp nên trong quá trình sử dụng tránh được những ảnh hưởng của thời tiết, ít xảy ra hiện tượng cong vênh. Hầu như các sản phẩm chỉ bị cong vênh khi có tác động cơ học.
- Tránh tình trạng mối mọt: Gỗ ép được sản xuất với quy trình tẩm sấy hiện đại kết hợp cùng các chất chống mối mọt nên các sản phẩm từ loại gỗ này sẽ không có tình trạng mối mọt như nhiều loại gỗ tự nhiên khác.
- Có khả năng chịu ẩm, chịu nước tốt: Các loại ván gỗ ép như MDF, Plywood với bề mặt được phủ chất chống nước nên có khả năng chịu ẩm cao.
- Tránh được tình trạng co rút, biến dạng do thời tiết: Khác với dòng gỗ tự nhiên, các loại gỗ ép không hề xảy ra tình trạng co rút hay biến dạng.
- Độ bền: Với quy trình sản xuất ngày càng hiện đại, các sản phẩm từ gỗ ép có tuổi thọ tương đối cao từ 10-20 năm tùy vào từng loại cốt khác nhau.
2.2 Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm nổi bật tốt có tính ứng dụng cao thì các loại gỗ ép hiện nay vẫn có những nhược điểm như:
-
- Hạn chế về độ dày khiến khả năng chịu trọng tải kém.
- Trong quá trình sử dụng khi cắt xẻ dễ bị nứt mẻ gây mất thẩm mỹ.
- Không có khả năng điêu khắc như gỗ tự nhiên, chỉ dùng cho bề mặt phẳng.
- Khả năng chống chịu lực còn hạn chế.
- Tuổi thọ các loại ván dăm còn thấp.
3. Những loại gỗ ép công nghiệp phổ biến hiện nay
3.1 Gỗ ép công nghiệp MDF
Đây là loại gỗ ép được nhiều người ưa chuộng sử dụng trên thị trường hiện nay, có tên gọi khác là ván mịn hay ván sợi gỗ mật độ trung bình. Với các thành phần là sợi gỗ nhỏ từ thân, cành, nhánh của cây gỗ tự nhiên kết hợp cùng keo kết dính UF/MUF và các chất phụ gia khác tùy theo nhu cầu sử dụng.
Bề mặt gỗ ép MDF mịn đẹp, thường được phủ trực tiếp melamine hoặc laminate, nhờ đó mà các sản phẩm từ loại gỗ này có độ bóng đẹp đa dạng và sở hữu nhiều ưu điểm về độ bền cao.
-
- Các khổ ván MDF hiện nay có kích thước: 1220mm x 2440mm hoặc 1830mm x 2440mm.
- Độ dày: 3, 5, 9, 15, 17, 18, và 25mm.
3.2 Gỗ ép công nghiệp HDF
Loại ván gỗ ép công nghiệp này được lấy thành phần từ các loại bột gỗ, keo kết dính và các chất phụ gia. Bột gỗ được phân loại và xử lý dưới áp suất cao giúp sản phẩm tăng độ cứng và độ chịu lực tốt.
Với nhiều ưu điểm nổi bật như chống ẩm và chống mối mọt tốt, gỗ ép công nghiệp HDF còn có độ cách nhiệt và cách âm tốt hơn hẳn các loại ván công nghiệp khác nên thường được sử dụng nhiều trong các công trình ngoại thất.
-
- Kích thước ván gỗ thông dụng: 2000mm x 2400mm.
- Độ dày phổ biến: từ 6mm – 24mm tùy thuộc nhu cầu sử dụng.
3.3. Ván dăm
Đây là loại gỗ ép với nhiều tên gọi khác như ván Okal, Particle Board với các thành phần như dăm gỗ, vụn, mẩu gỗ, mùn cưa, vỏ bào, thân cây bông, cây lanh… được qua xử lý kết hợp cùng với keo UF/MUF và các chất phụ gia khác.
Được sản xuất dưới quy trình chặt chẽ, cho ra nhiều phân loại khác nhau tùy theo kích cỡ, hình thái và loại keo sử dụng. Ván dăm có độ bền cao và giá thành tương đối rẻ.
-
- Các khổ ván dăm thường được sử dụng: 1220mm x 2440mm hoặc 1830mm x 2440mm.
- Độ dày đạt chuẩn thông dụng: 17, 18, 25mm.
4. Quy trình sản xuất gỗ ép công nghiệp hiện đại
-
- Bước 1: Xử lý thành phần các nguyên liệu đầu vào bằng nhiều cách như cắt, băm nhỏ, nghiền, xay. Thành phẩm sẽ được phân loại theo các yêu cầu sản xuất khác nhau.
- Bước 2: Sơ chế thành phẩm bằng cách sấy khô và bảo quản trong môi trường có độ ẩm phù hợp.
- Bước 3: Trộn thành phẩm và chất kết dính. Tùy thuộc vào những tính năng riêng biệt người ta sẽ sử dụng các loại keo chuyên dụng khác nhau. Ví dụ gỗ ép dùng cho môi trường khô sẽ là keo UF, tăng tính chống ẩm có thể sử dụng thêm nhựa melamine hoặc phenolic.
- Bước 4: Sử dụng máy ép với áp suất cao cùng nhiệt độ thích hợp để ép các nguyên liệu thành tấm ván gỗ ép có kích thước đạt chuẩn.
- Bước 5: Sau khi tấm gỗ ép hoàn thiện sẽ được đem đi cắt cạnh, chà nhám và phân loại, bỏ những sản phẩm lỗi và đưa vào kho hoàn thiện phục vụ nhu cầu thiết kế các sản phẩm nội thất, ngoại thất chuyên dụng.
5. Ứng dụng của gỗ ép trong thiết kế nội thất
5.1 Tủ quần áo gỗ ép
Tủ quần là món đồ nội thất không thể thiếu đối với mỗi gia đình. Lựa chọn gỗ ép cho tủ quần áo sẽ giúp tiết kiệm tối đa chi phí so với gỗ tự nhiên. Ngoài ra các loại gỗ công nghiệp hiện nay rất đa dạng về mẫu mã, màu sắc với nhiều phong cách hiện đại, đáp ứng tối đa nhu cầu người dùng.
5.2 Giường gỗ ép
Các loại giường từ gỗ ép tự nhiên ngày càng phổ biến, đặc biệt được lựa chọn trong phong cách hiện đại, vừa giúp tối ưu về chi phí mà tính thẩm mỹ cũng vô cùng cao.
5.3 Bàn ghế gỗ ép
Do bề mặt các tấm gỗ ép đều được gia công tỉ mỉ, kết hợp nhiều màu sắc và đường giả vân gỗ tự nhiên, bề mặt mịn phẳng có thể đáp ứng tốt với các nhu cầu như bàn làm việc, bàn học, bàn trà…
5.4 Tủ bếp từ gỗ ép công nghiệp chịu nhiệt
Sử dụng các sản phẩm gỗ ép công nghiệp có khả năng chịu nhiệt, chống ẩm, kháng mọt, chống cong vênh sẽ là sự lựa chọn phù hợp và tối ưu với không gian nội thất nhà bạn.
5.5 Vách ngăn
Với nhiều gia đình có không gian lớn cần chia nhỏ mà không muốn xây dựng cồng kềnh thì lựa chọn gỗ ép sẽ vô cùng hợp lý và hữu ích. Với đặc điểm dễ gia công hơn gỗ tự nhiên cùng nhiều kiểu dáng, màu sắc đa dạng giúp căn nhà có thêm điểm nhấn mới lạ.
5.6 Kệ tivi
Mẫu thiết kế nội thất kệ tivi từ gỗ ép cũng là một trong những lựa chọn hoàn hảo cho người dùng, đặc biệt những ai yêu thích phong cách tối giản nhưng vẫn không kém phần sang trọng.
5.7 Sử dụng trong nội thất văn phòng
Gỗ ép công nghiệp được sử dụng rộng rãi trong cả nội thất văn phòng với nhiều sản phẩm như tủ để tài liệu, bàn làm việc, khung vách ngăn…
Như vậy chúng tôi vừa giới thiệu cho các bạn một số thông tin và các mẫu nội thất được làm từ gỗ ép. Mong rằng qua bài viết này các bạn sẽ có hứng thú hơn với đồ nội thất bằng gỗ ép mà Kaizen Home đã giới thiệu.
Nếu bạn có còn thắc mắc vấn đề gì liên quan đến thiết kế và thi công nội thất chung cư, nhà phố, biệt thự… bằng gỗ ép thì đừng ngần ngại gì mà hãy liên hệ với chúng tôi để nhận được TƯ VẤN MIỄN PHÍ và những ƯU ĐÃI bất ngờ nhé!